Đá quý Garnet

Những đặc tính cơ bản của đá Garnet ngọc hồng lựu.
Tên khoa học: Đá Granat/ Garnet Ngọc hồng lựu
Công thức hóa học: (Mg,Mn,Ca)3(Al,Fe,Cr)2(SiO)3
Lớp: Silicat
Nhóm: Granat
Tinh hệ: Lập phương
Độ cứng: 6,5-7,5
Tỷ trọng: 3,5-4,2
Cát khai: Không rõ
Vết vỡ: Á vỏ sò
Sự hình thành: Đá Granat/ Garnet ngọc hồng lựu được hình thành do tiếp xúc trao đổi giữa các đá Magma Axit với Carbonat ở nhiệt độ khá cao trong nhiều loại đá khác nhau, đặc biệt là đá biến chất.
Màu sắc: Đỏ sẫm, đỏ, hồng, đỏ nâu, da cam, vàng, lục nhạt.
Màu vết vạch: trắng.
Ánh: thủy tinh.
Phân bố trên thế giới: Australia, Áo, Aghentina, Brazil, Ấn Độ.
Phân bố ở Việt Nam: Nghệ An, Lâm Đồng, Cao Bằng.
Trong thực tế, Garnet cũng có những màu sắc khác nhau, như màu xanh lá cây, màu cam, hồng cam, màu đỏ – tím đậm hoặc thậm chí là màu xanh nước biển. Garnet ngọc hồng lựu là loại Garnet phổ biến nhất và có trữ lượng lớn nhất trong tự nhiên, những loại có màu sắc khác thường hiếm hơn và có giá trị cao hơn trong thị trường đá quý như Garnet xanh (tsavorite), Demantoid Garnet
Theo daquyvietnam.info